Máy Vật lý trị liệu Quân đội

Bệnh đau nửa đầu (2): Dấu hiện nhận biết cơn đau

(ĐTĐ) – Cơn đau nửa đầu có thể kéo dài trong vòng vài giờ và cũng có thể kéo dài tới vài ngày. Sự tái phát của căn bệnh này khiến người mắc phải mệt mỏi, chất lượng sống giảm sút vì sự hành hạ của nó.
 

Dấu hiệu báo trước

Mỗi người trong chúng ta đều đã từng bị chứng đau đầu hành hạ. Tuy nhiên không như chứng đau đầu thông thường hay đau đầu do lạnh, bệnh đau nửa đầu thường rất khó chịu, hay tái phát và thường đi kèm với buồn nôn.

Bệnh đau nửa đầu (2): Dấu hiện nhận biết cơn đau

Về mặt cơ chế gây đau, có những ý kiến cho rằng do thiếu hụt lượng serotoin trong máu và làm giảm lượng máu lưu thông về não bộ. Bệnh bắt đầu bằng cơn đau một bên đầu và có thể lan sang cả hai bên và có thể cản trở nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đau, nhức dữ dội kéo dài có khi vài ba tiếng, có khi tới vài ba ngày.

Cơn đau thường bắt đầu vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy hoặc vào ban đêm, hiếm khi xảy ra ban ngày, đau từ từ tăng dần và đạt mức tối đa sau vài giờ. Thoạt đầu người bệnh bắt đầu đau ở một bên đầu ở vùng trán hoặc trán – thái dương. Sau có thể lan ra toàn bộ đầu và kết thúc ở bên đối diện (thường không đau lan ra vùng mặt). Trong cơn đau sắc mặt bệnh nhân xanh tái, da lạnh, nổi gai ốc, người bệnh có cảm giác thái dương như giãn căng ra kèm theo là cảm giác lợm giọng, buồn nôn, một số trường hợp còn chóng mặt, mất thăng bằng. Một số bệnh nhân có một vài dấu hiệu báo trước trước khi bị cơn đau nửa đầu tấn công như mạch đập nhanh, mạch máu ở thái dương nẩy đập theo nhịp tim, hoa mắt… Mức độ và tần suất đau khác nhau ở mỗi người. Kèm theo đau đầu, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn, nôn; cứng gáy; mệt mỏi và cáu gắt vô cớ – nhất là khi lên cơn đau trong môi trường có ánh sáng chói chang hoặc tiếng ồn ở cường độ lớn.

Bệnh rất dễ tái phát, mỗi lần tái phát thường khiến người bệnh rất khó chịu, chóng quên, có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiểu tiện. Phụ nữ đã mắc chứng đau nửa đầu thường hay tái phát nhất là vào lúc đang có chu kỳ kinh; hoặc áp lực công việc gia đình; chấn thương tâm lý hoặc do thay đổi thời tiết…

Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh

– Đau mạnh ở một hay cả hai bên đầu.

– Buồn nôn và nôn.

– Cứng cơ cổ.

– Tăng số lần đi tiểu và tiêu chảy.

– Nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.

Bệnh đau nửa đầu (2): Dấu hiện nhận biết cơn đau Đai chườm thảo dược Vai Gáy Điện 975.0001.211.000
Bệnh đau nửa đầu (2): Dấu hiện nhận biết cơn đau Đai chườm thảo dược Lưng Bụng Điện 975.0001.179.000
Bệnh đau nửa đầu (2): Dấu hiện nhận biết cơn đau Máy Nén Ép Trị Liệu 5 Khoang Khí Gapo Alance 10.490.000
Bệnh đau nửa đầu (2): Dấu hiện nhận biết cơn đau Con lăn cột sống Doctor100 nhiệt 3.440.000
Bệnh đau nửa đầu (2): Dấu hiện nhận biết cơn đau Duo Vital® (hộp đơn 1 chai) 2.650.000
Bệnh đau nửa đầu (2): Dấu hiện nhận biết cơn đau Tebexerol Immunoxel 125ml 800.000

– Ảo giác như thấy các đường ziczac và ánh sáng loá.

– Mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và lầm lẫn.

– Đổi tính.

Một đặc điểm nữa là cơn đau tăng lên khi gắng sức, khi tiếp xúc với ánh sáng, tiếng động mạnh, giảm đi khi nghỉ ngơi yên tĩnh trong bóng tối và khi chườm lạnh hoặc day thái dương. Ngoài ra nhiều bệnh nhân khi đau đầu rất nhạy cảm với mùi, có khi họ còn ngửi thấy màu lạ, tuy nhiên khám bệnh trong cơn đau không có dấu hiệu khách quan về thần kinh. Tiến triển của cơn đau đầu loại này khác nhau tùy bệnh nhân, cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, một số bệnh nhân cơn có tính chu kì dài hàng tháng hàng năm mới bị một lần, một số khác cơn lặp lại thường xuyên, từ cơn này sang cơn khác đau đầu có thể đổi bên nhưng bao giờ cũng đau nặng hơn ở một bên đầu.

Những cơn đau không báo trước

Ở một số người, cơn đau được báo trước bằng rối loạn chức năng tạm thời của não xuất hiện trong ít phút báo hiệu cơn đau đầu sẽ đến ngay sau đó. Những dấu hiệu này thường là rối loạn thị giác, cảm giác và rối loạn ngôn ngữ. Về thị giác, bệnh nhân có cảm tưởng những vân sáng lấp lánh ngoằn nghèo chạy trước mắt hoặc nhìn mọi vật xung quanh có màu sắc rực rỡ, một số trường hợp lại không nhìn thấy gì trong vài giây đến vài phút (mù tạm thời). Về cảm giác người bệnh cảm thấy như có kiến bò hoặc tê cóng ở một bên mồm, tay. Những rối loạn ngôn ngữ hay gặp là nói khó, không hiểu lời người khác hoặc không nói được.

Tuy nhiên, ở một số người, cơn đau nửa đầu đến một cách bất thình lình hay còn gọi là cơn kịch phát. Biểu hiện của nó thông qua các triệu chứng chóng mặt, rối loạn thị giác, giác quan, đau bụng dữ dội, nôn, rối loạn tâm thần hoang tưởng, ảo giác cấp tính… Những cơn đau này thường xảy ra đột ngột rồi nhanh chóng kết thúc, sau cơn đau bệnh nhân hoàn toàn bình thường nhưng có một điều đặc biệt là bệnh nhân lại không đau đầu và khám bệnh, làm xét nghiệm không phát hiện thấy tổn thương thực thể do đó rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh động kinh cục bộ đặc biệt là động kinh thực vật.

Chính vì các triệu chứng của đau nửa đầu dạng như vậy nên để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh, làm một số xét nghiệm như điện não đồ, chụp X quang sọ, chụp mạch sọ não giúp loại trừ một số bệnh có biểu hiện giống như động kinh, tai biến mạch máu não, u não…

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ đau nửa đầu ở trẻ em dưới 10 tuổi là 2%, ở trẻ em 11 – 13 tuổi là 5 – 6 %, hiếm gặp bệnh trước 4 tuổi. Con trai hay bị hơn con gái (60%) chỉ sau tuổi dậy thì nữ mới trội rõ. Bệnh này ở trẻ em bao giờ cũng thường di truyền từ người mẹ (72% theo B.Bille). Bệnh đau nửa đầu ở trẻ em có 2 thể chính:

– Đau nửa đầu thông thường: Cơn đau bắt đầu đột ngột, đôi khi có triệu chứng đau vùng thượng vị, mặt xám xanh đột ngột xuất hiện trước. Đau đầu dữ dội mang tính chất nảy mạch, đau lan tỏa, hiếm gặp đặc tính đau nửa đầu như ở người lớn (chỉ có 1/3 trường hợp, hay thấy nhức vùng trán). Cơn đau kéo dài từ 1 đến nhiều giờ. Trẻ thường tỏ ra mệt mỏi, muốn nằm yên tĩnh trong bóng tối. Nếu trẻ ngủ được, thường khi thức dậy cơn đau sẽ hết. Khi trẻ nôn có thể làm dịu và báo hiệu cắt cơn đau.

– Đau nửa đầu thể bụng (tiêu hóa): Trẻ đột nhiên bị buồn nôn và nôn, đau bụng dữ dội, đau lan tỏa hay đau ở vùng thượng vị, quanh rốn. Đau bụng tiến triển thành cơn kịch phát. Khám thấy bụng mềm, hầu như loại trừ cấp cứu bụng, da xanh nhợt.

Khi trẻ mắc phải đau nửa đầu với các triệu chứng trên, cha mẹ cần lưu ý để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của con. 

 Nguồn Giadinh.net.vn

DMCA.com Protection Status