Máy Vật lý trị liệu Quân đội

Trẻ ngộ độc khi dùng thuốc hạ sốt hậu môn

(ĐTĐ) – Cho rằng sử dụng thuốc hạ sốt bằng cách đặt vào hậu môn an toàn, không sợ quá liều nên chị Quách Thị Lan Hương đã nhét thuốc vô tội vạ cho con trai 3 tuổi khiến bé bị ngộ độc paracetamol.
 

Nhét thuốc hậu môn dễ tăng liều gây ngộ độc

Theo như lời chị Hương trú tại Thanh Xuân, Hà Nội, con trai chị 3 tuổi, cháu nặng 17 kg rất ít ốm nhưng cháu bé rất sợ uống thuốc. Bao nhiêu thuốc cho vào miệng đều bị cháu nhổ ra. Sau này, chị Hương học được cách nhét thuốc vào hậu môn khi con ốm. Nhờ đó, việc vất vả cho con uống thuốc không còn mà hiệu quả cũng nhanh.

Gần đây nhất, vào ngày mồng 5 Tết, con chị bị sốt cao. Giống như nhiều lần khác, chị Hương ra hiệu thuốc mua viên thuốc paracetamol về nhét vào hậu môn cho bé. Lần này, chị Hương nhét cả 3 viên 500mg vào hậu môn cho cháu. Chưa đầy hai giờ sau, con chị vã mồ hôi và hạ sốt. Vợ chồng chị thở phào vì việc đặt thuốc hậu môn vừa nhàn mà cũng không sợ con nôn ra thuốc.

Trẻ ngộ độc khi dùng thuốc hạ sốt hậu môn

Đến đêm, cháu bé lên cơn sốt, chị Hương đặt tiếp hai viên nữa là cháu khỏi hẳn. Tuy nhiên, ngày hôm sau, chị thấy con buồn nôn, nằm li bì, không ăn trong khi lần trước dù ốm bé cũng ăn hết bát tô cháo. Bé bị chướng và đau bụng. Nhìn bằng mắt cũng thấy bụng con to hơn, rắn hơn.

Vợ chồng chị đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ cho biết cháu bị ngộ độc paracetamol vì mẹ đã đặt thuốc quá nhiều vào hậu môn. Lúc này, chị Hương chị ú ớ ''cháu tưởng đặt hậu môn là an toàn''.

Khi xét nghiệm máu, nồng độ paracetamol trong máu của bé gần bằng 200 µg/ml. Với nồng độ này các bác sĩ cho biết cháu đã bị ngộ độc paracetamol và xâm lấn vào gan.

Trước đó, khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận một trường hợp trẻ bị ngộ độc paracetamol dẫn đến rối loạn nhịp tim, rối loạn đông máu. Trường hợp này mẹ cháu bé cũng sử dụng biện pháp nhét thuốc vào hậu môn con với số liều quá quy định.

Không nên lạm dụng việc nhét thuốc

PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai đang lo ngại nhất là nhiều bậc phụ huynh lạm dụng paracetamol không bằng cách cho trẻ uống mà nhét vào hậu môn của trẻ. Các bà mẹ khi được hỏi đều cho rằng nhét vào hậu môn an toàn, không gây phản ứng phụ.

Việc làm dụng paracetamol ở người lớn đã được cảnh báo nhiều nhưng việc sử dụng paracetamol ở trẻ em còn khá buông lỏng. Nhiều phụ huynh thấy thuốc này tác dụng nhanh, hiệu quả kéo dài, không cần đơn thuốc vẫn mua được nên rất thích sử dụng. Đến nay, ngộ độc thuốc ở trẻ đã được ghi nhận nhiều và cần báo động rộng rãi.

Trẻ bị ngộ độc paracetamol sẽ cảm thấy mỏi hơn, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng suy gan biểu hiện ngày càng nặng nề như vàng da, gan to, xuất huyết và bệnh não do gan. Có thể có suy thận, bệnh cơ tim với suy tim và rối loạn nhịp tim.

Trẻ ngộ độc khi dùng thuốc hạ sốt hậu môn Đai chườm thảo dược Vai Gáy Điện 975.0001.211.000
Trẻ ngộ độc khi dùng thuốc hạ sốt hậu môn Đai chườm thảo dược Lưng Bụng Điện 975.0001.179.000
Trẻ ngộ độc khi dùng thuốc hạ sốt hậu môn Máy Nén Ép Trị Liệu 5 Khoang Khí Gapo Alance 10.490.000
Trẻ ngộ độc khi dùng thuốc hạ sốt hậu môn Con lăn cột sống Doctor100 nhiệt 3.440.000
Trẻ ngộ độc khi dùng thuốc hạ sốt hậu môn Duo Vital® (hộp đơn 1 chai) 2.650.000
Trẻ ngộ độc khi dùng thuốc hạ sốt hậu môn Tebexerol Immunoxel 125ml 800.000

Khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với trường hợp sử dụng paracetamol cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý tới trọng lượng cơ thể của trẻ.Trung bình sử dụng 10mg đến 15mg paracetamol/1kg thể trọng của trẻ, ngày uống 3 – 4 lần, và liều tối đa cho trẻ không quá 60mg/kg/ngày là an toàn mà hiệu quả nhất.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, nôn ói, xanh tái, ngủ li bì… nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán sớm nhất có thể để tìm ra phương pháp điều trị tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy thận, suy gan có thể dẫn tới tử vong.

Nguồn Infonet.vn

DMCA.com Protection Status