(ĐTĐ) – Thống phong là một bệnh đã được con người biết đến từ rất lâu. Trong các xác ướp Ai Cập cách 5000 năm trước Công nguyên đã có sự hiện diện của sỏi urát, một bằng chứng của bệnh thống phong.
Thời xưa, các thầy thuốc như Hippocrates, Seneca, Galen đã mô tả về căn bệnh này. Nó còn được gọi là căn bệnh của ông hoàng bởi vì giới quý tộc hay mắc bệnh này. Nguyên nhân là tầng lớp này có chế độ ăn nhiều rượu thịt trong đó có rất nhiều purin là nguyên liệu tạo ra acid uric.
Thống kê ở Mỹ cho thấy có 11,5 triệu người mắc bệnh. Trong đó có 5% bị đau khớp. Nam giới có tỷ lệ cao gấp 7 lần so với phụ nữ. Độ tuổi mắc bệnh khoảng từ 30 – 40.
Những yếu tố thuận lợi gây bệnh là béo phì, nghiện rượu, bệnh thận, cao huyết áp, chế độ ăn nhiều thịt kéo dài, dùng thuốc lợi tiểu Thiazin lâu ngày… Gần đây người ta còn ghi nhận bệnh này có tính cách gia đình. Ngoài ra, có một số bệnh thường đi kèm với bệnh thống phong như đa u tủy, thiếu máu huyết tán, loạn sản tủy…
Bệnh được chia làm 4 giai đoạn:
– Tăng acid uric trong máu nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Vì thế thường bị bỏ quên hoặc chỉ tình cờ phát hiện qua xét nghiệm máu trong khám sức khỏe tổng quát.
– Cơn đau thống phong cấp tính: đây là một cơn đau khớp dữ dội, khớp đau, sưng, đỏ. Nếu không điều trị gì thì nó cũng sẽ giảm bớt ở ngày hôm sau và biến mất sau đó. Do đó, người bệnh thường quên lãng cho đến khi tái phát cơn đau lần thứ hai.
– Bệnh tái hồi chuyển sang dạng mãn tính.
– Hình thành các khối u thống phong: người ta xem đây là giai đoạn cuối. Khi đó người bệnh còn có các biểu hiện của các biến chứng như sỏi thận, suy thận, hư khớp, biến dạng xương, đau nhức các gân cơ cùng với các vết loét khó chữa quanh các khối u thống phong. Cá biệt có thể liệt hạ chi do ảnh hưởng lên tủy sống ngoài màng cứng hay đứt các gân cơ bị đọng muối urat, chèn ép thần kinh gây hội chứng ống cổ tay…
Chấn thương là một trong những yếu tố gây phát bệnh. Người ta thấy rằng khi khớp bị sang chấn sẽ phóng thích các tinh thể muối urát đã có sẵn quanh khớp vào trong khớp kích thích hiện tượng viêm mạnh mẽ hơn. Hậu quả người bệnh sẽ đau nhức dữ dội vì cơn đau thống phong cộng với chấn thương vừa xảy ra. Tuy vậy mọi người đều nghĩ cơn đau đó là co bong gân mà bỏ quên căn bệnh thống phong.
Một số tài liệu cho thấy sau cơn đau đầu tiên, có 62% sẽ tái phát trong vòng 1 năm, 7% hoàn toàn không đau trở lại, số còn lại sẽ tái phát từ 2 – 10 năm. Có khoảng 10% tiến triển đến giai đoạn u thống phong.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thống phong (theo Wallaace và được bổ sung bởi Star).
1. Đã có ít nhất một cơn đau thống phong cấp tính.
2. Tình trạng viêm khớp phát triển dữ dội trong một ngày.
3. Đau ở một khớp.
4. Vùng da quanh khớp bị đỏ.
5. Sưng hay đau khớp bàn đốt ngón chân cái một bên.
6. Có những khối u thống phong.
7. Tăng acid uric trong máu.
8. Thay đổi khớp trên phim X quang cùng với sưng khớp không có đối xứng.
9. Thay đổi khớp trên phim X quang cùng với hình ảnh các nang dưới vỏ xương mà khôngc ó sự xâm lấn phá hủy.
10. Đau khớp cổ chân một bên.
11. Đau khớp bẩn đốt ngón chân cái.
12. Cấy dịch khớp không có vi trùng trong suốt cơn đau cấp tính.
Chỉ cần 6/12 tiêu chuẩn trên là có thể chẩn đoán bệnh thống phong.
Điều trị bệnh thống phong cho đến nay vẫn chưa có sự thay đổi.
– Cơn đau cấp tính: sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp nghỉ ngơi cho khớp đau. Các loại thuốc lá Colchicine (Colchimax), kháng viêm không Steroldnhu Indomethacin (Indocin), Corticotrophin (ACTH), Corticosteroid (chích khớp hoặc uống).
– Dạng mãn tính:
+ Ngăn ngừa cơn đau bằng cách duy trì nồng độ acid uric trong máu thấp hơn 6mg/ .Những khối u sẽ giảm đi nếu duy trì nồng độ dưới 5mg/ .
+ Chế độ ăn nghèo purin. Sử dụng thuốc men cẩn thận vì một số thuốc có thể gây hại cho người bệnh thống phong. Việc giảm cân đột ngột có thể gây ra cơn đau.
+ Người bệnh cần phải ý thức căn bệnh này sẽ được điều trị suốt đời để duy trì nồng độ acid uric trong giới hạn bình thường nhằm ngăn ngừa các cơn đau và các biến chứng trên khớp, xương, thận.
+ Các loại thuốc như Allopurinol (Zyloric), Probeneci.
– U thống phong:
+ Thuốc có thể giảm và ngăn ngừa các khối u thống phong.
+ Các khối u có thể bị vỡ ra da xì ra một chất bột như phấn trắng. Nó dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Những vết loét này rất khó điều trị và lâu lành.
+ Những lý do cần phải phẫu thuật khối u:
Khối u gây khó mang giày dép.
Khối u nằm trên vùng chịu lực của bàn chân.
Đe dọa hoại tử da và vỡ khối u.
Biến dạng các ngón chân.
Hư khớp gây đau.
Chèn ép thần kinh, mạch máu, gân cơ.
Đe dọa đứt gân
(*) BV. Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM
Nguồn Medinet.hochiminhcity.gov.vn
Originally posted 2011-03-21 10:02:12.