Máy Vật lý trị liệu Quân đội

Tràn dịch ổ khớp do tập thể dục sai cách

(ĐTĐ) – Không chỉ vận động viên, người lớn tuổi, bệnh nhân béo phì mới có nguy cơ cao bị tràn dịch trong ổ khớp mà ngay cả người bình thường nếu không chú ý trong vận động cũng rất dễ rơi vào tình trạng này.
 

Ông N.V.H, 72 tuổi, quận Tân bình, TPHCM, thường xuyên tập thể dục buổi sáng để giữ gìn sức khỏe, nhưng trong một lần tập đầu gối ông bỗng bị sưng to khiến đi lại rất khó khăn. Khi đi kiểm tra tại Bệnh viện Nhân dân 115, ông H. đã được bác sĩ chẩn đoán bị tràn dịch máu ở khớp gối.

Bà N.T.Y, 75 tuổi, quận Tân phú, TPHCM, sáng nào cũng tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh ở công viên gần nhà. Trung bình mỗi sáng bà Y. tập dưỡng sinh rồi đi bộ 5 vòng quanh công viên. Trong một lần tập thường kỳ như vậy, bà Y. thấy đau gối phải, về nhà bà chườm đá, xoa bóp đầu gối nhưng thấy gối phải càng ngày càng sưng to. Đi khám tại Bệnh viện Nhân dân 115, bà Y. được các bác sĩ chẩn đoán bị tràn máu khớp gối phải.

Ai cũng có thể bị

Người thường xuyên phải làm việc nặng, vận động sai tư thế hoặc vận động viên thường có nhiều nguy cơ bị chấn thương khớp, trong đó có hiện tượng tràn dịch trong ổ khớp mà thường gặp nhất là khớp gối (do khớp gối nông, to hơn cả).

Ngoài ra, những người mắc bệnh béo phì cũng có nhiều nguy cơ bị tràn dịch trong ổ khớp do đôi chân thường phải chịu sức ép từ cân nặng. Đặc biệt là những người có cơ địa dễ xuất huyết, bệnh nhân huyết áp đang điều trị bằng thuốc chống đông, người già bị viêm khớp từ trước sẽ rất dễ bị tổn thương, tràn dịch trong ổ khớp mặc dù có thể chỉ bị va chạm nhẹ trong sinh hoạt thông thường.

Tràn dịch ổ khớp do tập thể dục sai cách

Dịch trong ổ khớp bình thường rất ít, có tác dụng bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Khi bị các vấn đề bất thường về khớp, dịch thường nhiều lên và thay đổi tính chất. Tình trạng tràn dịch khớp gối rất dễ được phát hiện thông qua thăm khám lâm sàng với các biểu hiện như sưng gối, tím gối, đau nhức vùng gối…

Tràn dịch trong ổ khớp tuy không phải là bệnh nan y nhưng vẫn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Những biến chứng thường thấy là thoái hóa khớp, cứng khớp không thể vận động. Ngoài ra, việc chọc hút quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, phá hủy khớp ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể người bệnh.

Đừng nên tập thể dục quá sức

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch ổ khớp như tuổi cao, béo phì, ô nhiễm môi trường, tiền sử bệnh lý gia đình…, trong đó yếu tố vận động là đáng chú ý hơn cả. Vận động quá sức như bê vác quá nặng, các tư thế xấu như quá gập, quá với… đều có thể ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, lâu ngày gây nên các bệnh về xương khớp.

Để phòng tránh các bệnh về xương khớp nói chung, cần tránh những động tác xấu, tránh bê vác quá nặng. Trong sinh hoạt bình thường cần có các tư thế vận động tốt, nên chọn thế đứng, ngồi thoải mái nhất, tránh ngồi, đứng một tư thế quá lâu… Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng mọi người nên chọn những bài tập vừa sức, tập những động tác quá khó, hoặc luyện tập quá lâu dẫn đến mệt mỏi hoặc gây ra những biến chứng khác…

Một số lưu ý khi tập thể dục nếu bị viêm khớp:

Tràn dịch ổ khớp do tập thể dục sai cách Đai chườm thảo dược Vai Gáy Điện 975.0001.211.000
Tràn dịch ổ khớp do tập thể dục sai cách Đai chườm thảo dược Lưng Bụng Điện 975.0001.179.000
Tràn dịch ổ khớp do tập thể dục sai cách Máy Nén Ép Trị Liệu 5 Khoang Khí Gapo Alance 10.490.000
Tràn dịch ổ khớp do tập thể dục sai cách Con lăn cột sống Doctor100 nhiệt 3.440.000
Tràn dịch ổ khớp do tập thể dục sai cách Duo Vital® (hộp đơn 1 chai) 2.650.000
Tràn dịch ổ khớp do tập thể dục sai cách Tebexerol Immunoxel 125ml 800.000

– Tập thể dục đều đặn để duy trì hoạt động linh hoạt của khớp, giúp các cơ và khớp khỏe hơn.

Bơi lội là môn vận động tốt nhất vì ít gây áp lực lên các khớp nhất.

Ngoài ra, các bài tập có động tác uyển chuyển như khiêu vũ giúp duy trì cử động bình thường của khớp, giảm cứng khớp và giúp cải thiện sự linh hoạt. Các bài tập kéo giãn như cử tạ giúp giữ hoặc tăng cường sức mạnh của cơ, giúp chống đỡ và bảo vệ khớp bị viêm. Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia cử tạ.

Thể dục nhịp điệu hay các bài tập dẻo dai như đạp xe đạp, có thể giúp giảm sưng các khớp, giúp tốt cho tim mạch, giảm cân và cải thiện chức năng toàn thân.

– Nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn bài tập thể dục phù hợp nhất có thể hỗ trợ quá trình điều trị. Bất cứ bài tập nào mà không gây đau hay sưng trầm trọng hơn đều có thể thử để làm giảm triệu chứng viêm khớp.

– Chườm nóng và chườm lạnh có thể giúp giảm đau. Chườm nóng có thể làm giảm sưng, còn chườm lạnh làm tê vùng tổn thương. Tắm nước nóng vòi sen cũng giúp bớt căng các cơ và dịu cơn đau.

– Duy trì cân nặng bình thường. Thừa cân làm tăng sức ép lên các khớp, tăng nguy cơ đau khớp gối, khớp hông và đau thắt lưng.

– Cần vận động đúng tư thế. Các hoạt động thường ngày như khiêng vật nặng, đi lại, chạy… không đúng tư thế sẽ gây nén và xé ổ khớp làm căng các khớp gây viêm khớp.

– Duy trì chế độ ăn cân bằng. Một nguyên nhân của bệnh viêm khớp, đặc biệt là bệnh khớp là acid uric. Tránh dùng các thức ăn giàu purine như bia, thức uống có cồn, cá mòi, cá trích, trứng cá, men bia, thịt, rau đậu, nước thịt, nấm, măng tây, bông cải… gây ứ đọng acid uric.

– Dùng đậu hũ thay cho thịt. Nho đen và một vài loại acid béo có trong cá ví dụ dầu cá hồi, dầu oliu hoặc các loại hạt có chứa những chất hóa học làm giảm chỉ số acid uric và giảm viêm…

* Bệnh viện Nhân dân 115
Nguồn Thethao.tuoitre.vn

DMCA.com Protection Status