(ĐTĐ) – Sò huyết là món hải sản ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách thì sò huyết sẽ là thực phẩm gây chết người.
Thực tế sò huyết là loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, các thành phần dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sự dẻo dai, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Trong con sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magiê và kẽm, hai chất này giúp tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể.
Sò huyết không chỉ chứa vitamin, khoáng chất mà còn có hàm lượng cao Omega-3 một axit béo quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Đây là nguồn protein đặc biệt tốt.
Ngoài ra, thực phẩm này hay bị bỏ qua nhưng chúng thực sự có hàm lượng kẽm cao, rất tuyệt vời cho da và tóc, cũng như chức năng miễn dịch đồng thời vitamin A ở dạng retinol trong sò huyết có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể và giúp tăng cường tầm nhìn ban đêm.
Điều cần tránh khi ăn sò huyết là nếu ăn loại được đánh ở vùng biển bị ô nhiễm nặng có thể tăng nguy cơ trúng độc.
Ngoài ra, mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.
Sò huyết sống có thể mang virus và vi khuẩn, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ… Do đó, khi dùng sò huyết, bạn cần nấu chín và tuyệt đối không ăn sò huyết sống.
Sò huyết từ vùng biển của Trung Quốc cũng từng làm bùng phát bệnh viêm gan.
Sò huyết sống trong môi trường bùn và nước nên sò có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn độc hại.
Chưa kể, do sống trong môi trường nước ô nhiễm thì một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải có trong nước.
Chính vì thế, khi cho bé ăn sò, bé có thể bị ngộ độc sò. Có trường hợp, bé ăn sò luộc chưa chín kỹ còn suýt bị tử vong.
Khi mua sò huyết để chế biến món cho con, mẹ tuyệt đối phải chọn sò tươi, ngon. Khi chế biến, đảm bảo sò phải chín kỹ, không được cho bé ăn sò sống hay sò tái. Khi nấu kỹ, sò có thể bị dai, bé không ăn được thì mẹ đừng vội nôn nóng cho con ăn. Thay vào đó, mẹ hãy đợi bé lớn hơn nữa, nhai được thức ăn thật tốt thì mới cho con ăn sò huyết.
Biên tập: BS Mai Trung Dũng | Bác sĩ chuyên khoa cấp II (Đại học y Hà hội - 2015) | Trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Quân y 354 | Uỷ viên BCHTW Hội Phục hồi chức năng Việt Nam