(ĐTĐ) – “Trục trặc” xương khớp vốn dĩ là căn bệnh của giới trung niên, cao niên, nhưng hiện nay đã trở nên phổ biến ở độ tuổi lao động, đặc biệt là giới công nhân viên chức, nhân viên văn phòng.
Thống kê gần đây cho thấy, gần 50% dân văn phòng có nguy cơ lão hoá sớm vì những trục trặc của cơ xương khớp. Nhưng thật đáng tiếc, không phải ai cũng biết cách và chủ động đối phó với nó.
Gần 50% dân văn phòng có nguy cơ lão hoá sớm vì những trục trặc của cơ xương khớp
Hậu quả “thích chữa hơn ngừa”…
Ai cũng biết rằng, muốn có sức khoẻ dẻo dai, đẩy lùi bệnh tật, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì cần phải vận động cơ thể một cách đều đặn để khí huyết lưu thông, cơ bắp săn chắc, gân cốt dẻo dai… Môi trường làm việc ít vận động, hoặc vận động quá sức, ngồi sai tư thế, làm việc liên tục trong phòng kín có máy lạnh, hoặc những nơi có khí hậu khắc nghiệt thường xuyên đã tạo ra những cơn đau nhức ở các vùng cơ, xương, khớp… Tuy nhiên, một thực tế đáng lo lắng là hiện nay đa số người mắc phải “bệnh văn phòng” như vậy thường coi thường hoặc bỏ qua một cách vô tình hay cố ý. Hầu hết, những người mắc bệnh chưa đến mức độ nặng có thể chấp nhận “chung sống hoà bình”, hoặc đối phó với những cơn đau bằng cách tuỳ tiện sử dụng các biện pháp giảm đau qua loa cho xong chuyện. Chỉ khi nào cơn đau ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và đời sống sinh hoạt hàng ngày thì họ mới tìm đến bác sĩ để thăm khám, điều trị. Đó cũng là lý do mà đa số bệnh nhân khi đến bệnh viện thì những cơn đau mà họ vẫn cho là bình thường đã biến chứng thành viêm gân, khớp, hoặc nặng hơn là thoái hoá các khớp như khớp gối, vai, cột sống… làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, lao động và chất lượng cuộc sống.
Cẩn thận khi dùng thuốc
Thực chất, đau nhức chỉ là một trong những triệu chứng của chứng viêm cơ, viêm xương và khớp. Và nếu tình trạng đau kéo dài, kết hợp với hiện tượng sưng, nóng, đỏ ở vùng bị đau có nghĩa là bệnh đã chuyển qua giai đoạn viêm. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vì thế, để bệnh thuyên giảm, người bệnh ngoài việc giảm đau, quan trọng là phải dùng thuốc kháng viêm ngay từ đầu để hạn chế tối đa sự tái phát của những cơn đau. Hiện nay, sử dụng các loại thuốc chứa Diclofenac là một trong những giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này. Diclofenac là hoạt chất thuộc nhóm NSAIDs (thuốc giảm đau không chứa steroid), có tác dụng giảm đau, kháng viêm và giảm thiểu tối đa sự tái nhiễm trở lại của các cơn đau. Ngoài ra, thuốc còn nhanh chóng thẩm thấu qua da và đi thẳng đến các vùng cơ, xương khớp, không ảnh hưởng đến dạ dày. Trên thị trường, hiện Diclofenac có hai dạng bào chế cao dán và gel bôi.
Tuy nhiên, để đảm bảo có hiệu quả tốt nhất, trước khi quyết định, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.