Máy Vật lý trị liệu Quân đội

Loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em

(ĐTĐ) – Bệnh lý dạ dày – hành tá tràng (DD-HTT) là nhóm bệnh lý thường gặp trong thực hành bệnh tiêu hóa ở trẻ em. Ở nước ta, tỉ lệ nhiễm Helicobacter Pylori (HP) ở trẻ em là 33,4%, trở thành vấn đề rất đáng quan tâm trong cộng đồng. Nguồn gốc sinh lý bệnh học rất khác nhau ngày càng được quan tâm và có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị…
 

Bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em

Trong nhóm bệnh lý dạ dày – hành tá tràng, thường gặp nhất là bệnh viêm loét dạ dày (cấp – mạn do thuốc, do HP – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày – hành tá tràng), viêm loét hành tá tràng (cấp – mạn do thuốc, do HP).

Nguyên nhân gây viêm do nhiễm HP ở trẻ em tại các nước đang phát triển từ 70% trở lên (trong đó có tới 30% trẻ em không có triệu chứng lâm sàng dù xét nghiệm huyết thanh dương tính với HP) và ở người lớn là 95 – 100%. Còn ở các nước phát triển, tỉ lệ nhiễm HP ở trẻ em là 2 – 10% và ở người lớn là 50 – 70%.

Những biểu hiện lâm sàng của viêm loét dạ dày – hành tá tràng rất phong phú nhưng lại không mang tính đặc hiệu. Trẻ em dưới 10 tuổi là thời điểm rất dễ nhiễm HP ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển.

Loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em

Sử dụng thuốc diệt HP là ưu tiên

Trong thực hành điều trị bệnh viêm loét DD-HTT ở trẻ em cũng như người lớn, vấn đề diệt vi khuẩn HP là ưu tiên số một. Sử dụng thuốc diệt HP giảm đáng kể tỷ lệ viêm loét dạ dày – hành tá tràng cả ở trẻ em và người lớn.

Gần đây, Hội nghiên cứu HP châu Âu và Canada đều thống nhất việc điều trị và diệt HP có tác dụng chữa khỏi viêm loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em.

Lựa chọn đầu tiên để điều trị HP là phác đồ kết hợp ba thuốc, trong đó bao gồm hai kháng sinh và một thuốc PPI (thuốc kháng acid – chống loét). Sử dụng 2 lần trong một ngày và kéo dài trong 14 ngày.

Phác đồ lựa chọn đầu tiên bao gồm: amoxicillin kết hợp với clarithromycin và PPI (omeprazol) hoặc amoxicillin kết hợp với metronidazol và PPI (omeprazol) hoặc clarithromycin kết hợp với metronidazol và PPI (omeprazol).

Lưu ý: Chỉ dùng tetracyclin cho trẻ trên 8 tuổi.

Khi dùng bismuth, phân có màu sẫm hoặc đen là bình thường. Không nên dùng bismuth để điều trị duy trì vì thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến thận, não.

Loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em Đai chườm thảo dược Vai Gáy Điện 975.0001.211.000
Loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em Đai chườm thảo dược Lưng Bụng Điện 975.0001.179.000
Loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em Máy Nén Ép Trị Liệu 5 Khoang Khí Gapo Alance 10.490.000
Loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em Con lăn cột sống Doctor100 nhiệt 3.440.000
Loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em Duo Vital® (hộp đơn 1 chai) 2.650.000
Loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em Tebexerol Immunoxel 125ml 800.000

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc diệt HP

Hiện nay tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng rất đáng báo động làm cho việc sử dụng kháng sinh diệt HP cho trẻ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Sự tuân thủ điều trị: thời gian, liệu trình điều trị, dạng thuốc sử dụng, chi phí điều trị, tác dụng phụ của thuốc cũng là những yếu tố quyết định sự thành bại của việc diệt HP cho trẻ.

Vi khuẩn: mức độ nhiễm vi khuẩn, chủng vi khuẩn độc lực là nhóm yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến kết quả điều trị diệt HP ở trẻ em.

Hiện nay, phác đồ diệt HP được sử dụng nhiều nhất trên thế giới là phác đồ dùng amoxicillin kết hợp clarithromycin và PPI. Hiệu quả của phác đồ này dao động từ 29 – 100%.

Sử dụng probiotic trong điều trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng ở trẻ em:

Hiện nay, việc sử dụng probiotic trong phác đồ điều trị nhiễm HP là vấn đề đang được quan tâm bởi hiệu quả điều trị cao qua các thử nghiệm lâm sàng cũng như sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Sử dụng probiotic có thể là một bước tiếp cận mới trong điều trị nhiễm HP ở trẻ em vì probiotic sẽ làm giảm các tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh, tăng hiệu quả của phác đồ sử dụng kháng sinh, hạn chế khả năng bám dính của HP vào tế bào biểu mô. Thời điểm và liều lượng sử dụng probiotic sẽ theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng bệnh

Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP qua con đường ăn uống, phân – miệng như bỏ tập quán mớm cơm để không làm lây nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ; Luôn giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, nhất là tay chân; Không để trẻ có những thói quen dễ lây nhiễm vi khuẩn HP như mút tay…

Nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho trẻ, từ đó làm giảm khả năng lây nhiễm HP.

Nguồn Suckhoedoisong.vn 

DMCA.com Protection Status