Máy Vật lý trị liệu Quân đội

Hội chứng khuỷu tay tennis

(ĐTĐ) – Những người chơi tennis hay bị viêm hoặc rách gân cơ duỗi tại chỗ bám vào xương lồi cầu phía ngoài khuỷu tay. Nguyên nhân là do các nhóm cơ bị suy yếu, khi vận động quá mức, nơi bám của các cơ chịu lực căng – kéo quá sức gây ra các vi chấn thương và viêm tại chỗ.
 

Đau khuỷu tay do chơi tennis

Anh Đinh Mạnh Dũng ở Đặng Tiến Đông (Hà Nội) chơi tennis đã 3 năm rồi không thể ra sân vì bị đau tay. BS tiêm steriod thẳng vào khớp để giảm viêm nhưng cơn đau nhức vẫn hành hạ. Để ”giải phóng” chỗ viêm ở khuỷu tay anh Dũng, BS đã cắt bỏ dây chằng khỏi xương lồi cầu phía ngoài khuỷu tay. Đây là một trong hàng trăm trường hợp bị mắc hội chứng ống khuỷu tay điển hình do chơi tennis. Đây cũng là bệnh nằm trong nhóm bệnh thoái hóa điểm bám của gân hay còn gọi là viêm gân mạn tính mà nguyên nhân chính yếu là do các vi chấn thương lặp đi lặp lại. Thống kê của BV Chấn thương Chỉnh hình (CTCH) TP HCM và Khoa CTCH BV Trung ương Quân đội 108, mỗi tháng có hơn 100 BN viêm đau khuỷu tay do chơi tennis. Phần lớn khi mới đau, BN thường chủ quan, chỉ nghỉ chơi vài bữa, sau đó lại chơi tiếp. Một số người khi bị đau đã xoa bóp với các loại dầu nóng, thuốc xoa bóp, hoặc đi nắn sửa không đúng đã bị viêm mạn tính tại chỗ, rất khó điều trị bởi vết thương ngày càng nặng hơn.

Hội chứng khuỷu tay tennis

”Hóa giải” các cơn đau

Theo các nghiên cứu, gần 50% vận động viên tennis tập luyện hằng ngày và gần 25% số người tập vài lần/tuần mắc bệnh này. Tuy nhiên, hội chứng tennis cũng có thể gặp ở người chơi các môn khác như golf, bóng chày, bóng bàn… Lứa tuổi hay gặp phải chấn thương này là thanh niên và trung niên.

Để điều trị, những BN nhẹ, có thể dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm uống thông thường. Ngoài ra BN có thể hạn chế làm việc sử dụng đến tay bị tổn thương, đồng thời tập vật lý trị liệu kéo giãn dây chằng để các mô viêm ít va chạm khi vận động và tiêm steroid giúp giảm viêm. Với BN nặng hơn, có thể dùng liệu pháp sóng âm thanh để kích thích liền tổn thương – hay tiêm plasma vào máu để hồi phục tổn thương nhanh. Nếu sau 1 tuần với các biện pháp trên mà vẫn còn đau, hoặc tái đi tái lại, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương thể thao. Những người điều trị nội khoa không khỏi, buộc phải phẫu thuật cắt dây chằng chính và chuyển nó sang bên cạnh, từ đó sẽ giúp giảm căng và ít bị viêm mô hơn.

Phòng tránh chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis

Khi chơi tennis phải tập luyện đúng khả năng, chương trình và bài bản. Cách chơi đối với từng người phải khác nhau để giữ sức khỏe khác với tập để thi đấu, người trẻ chơi với cường độ khác người già. Nếu bị viêm khuỷu tay, tạm thời phải ngừng chơi quần vợt để nghỉ ngơi. Thậm chí không nên sử dụng tay làm bất cứ việc gì. Chườm đá trên khuỷu tay ngày 3 lần từ 30 – 60 phút trong giai đoạn đầu và 15 phút sau khi đã sử dụng tay bình thường. Bảo vệ da bằng cách đặt khăn giữa khuỷu và túi chườm đá. Kéo cơ căng giúp ngăn chặn được sự co cứng do làm vỡ các mô sẹo trong quá trình viêm tạo nên. Nê#u không đỡ, cần đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương chẩn đoán phân biệt với bệnh lý chèn ép rễ tủy cổ, đau do chèn ép nhánh sau của thần kinh quay và bệnh lý viêm đau do thấp, thoái hoá khớp khuỷu. Từ đó có cách điều trị phù hợp.

Nguồn Daidoanket.vn

DMCA.com Protection Status